Trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Sức hút của người đàn bà bán dâm nhiễm HIV

Cho tới ngày H. nằm liệt giường thỉnh thoảng vẫn có một người đàn ông đánh xe con về tận nhà thăm nom.
Nằm đơn độc trong con ngõ nhỏ của mảnh đất trung du Phú Thọ nhiều sỏi đá, ngôi nhà mái bằng rộng rãi của bố con ông gù vừa tiễn một kẻ đầu xanh ra đi.
Giờ đây chỉ còn ông lão lưng còng sống cô đơn trong ngôi nhà khang trang ấy. Cô con gái út của cụ vừa mới chết cách đây vài tháng vì căn bệnh thế kỷ sau những tháng ngày lăn lộn làm ăn ở thành phố.
Kỳ lạ thay nhắc tới H. người con gái kiếm sống bằng cái nghề mà xã hội bấy lâu nay vẫn cho là nhơ nhớp người dân trong vùng không ai tỏ ra khinh bỉ hay kỳ thị. Người ta vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện ngày H. sắp qua vẫn có người đàn ông đánh xe con về tận nhà thăm nom.
15 tuổi và con đường đau khổ cả cuộc đời
H. lên Hà Nội khi mới 15 tuổi. Cô mồ côi mẹ ngay từ khi mới lọt lòng. Bố của cô tuy lưng còng rạp từ hồi còn trai trẻ nhưng vẫn chăm chỉ làm lụng để nuôi ba chị em H. lớn lên tròn trịa như củ khoai, củ sắn. H. học hết lớp 5 ở trường làng thì nghỉ học ở nhà theo anh chị lên rừng kiếm củi về bán hay đi làm thuê, làm mướn cho người dân trong vùng.
Mùa đông năm ấy, nghe theo lời một bà chị cùng làng nói là xuống Hà Nội phụ bán bánh kẹo tết cho người họ hàng, H. thu xếp đồ đạc về xuôi.




Cho tới ngày H. nằm liệt giường thỉnh thoảng vẫn có một người đàn ông đánh xe con về tận nhà thăm nom.
Nằm đơn độc trong con ngõ nhỏ của mảnh đất trung du Phú Thọ nhiều sỏi đá, ngôi nhà mái bằng rộng rãi của bố con ông gù vừa tiễn một kẻ đầu xanh ra đi.
Giờ đây chỉ còn ông lão lưng còng sống cô đơn trong ngôi nhà khang trang ấy. Cô con gái út của cụ vừa mới chết cách đây vài tháng vì căn bệnh thế kỷ sau những tháng ngày lăn lộn làm ăn ở thành phố.
Kỳ lạ thay nhắc tới H. người con gái kiếm sống bằng cái nghề mà xã hội bấy lâu nay vẫn cho là nhơ nhớp người dân trong vùng không ai tỏ ra khinh bỉ hay kỳ thị. Người ta vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện ngày H. sắp qua vẫn có người đàn ông đánh xe con về tận nhà thăm nom.
15 tuổi và con đường đau khổ cả cuộc đời

H. lên Hà Nội khi mới 15 tuổi. Cô mồ côi mẹ ngay từ khi mới lọt lòng. Bố của cô tuy lưng còng rạp từ hồi còn trai trẻ nhưng vẫn chăm chỉ làm lụng để nuôi ba chị em H. lớn lên tròn trịa như củ khoai, củ sắn. H. học hết lớp 5 ở trường làng thì nghỉ học ở nhà theo anh chị lên rừng kiếm củi về bán hay đi làm thuê, làm mướn cho người dân trong vùng.
Mùa đông năm ấy, nghe theo lời một bà chị cùng làng nói là xuống Hà Nội phụ bán bánh kẹo tết cho người họ hàng, H. thu xếp đồ đạc về xuôi.
suc-hut-cua-nguoi-dan-ba-ban-dam-nhiem-hiv
Nhưng chẳng ai ngờ cửa hàng bánh kẹo mà bà chị kia quảng cáo lại là một quán karaoke tồi tàn chuyên phục vụ những gã trai rửng mỡ mà túi tiền không được rủng rỉnh là bao. Kể từ đó H. bị chủ quán bắt phục vụ khách từ trong phòng hát cho tới những giường ngủ với đống chăn gối nhầu nhĩ.
Ban đầu H. kháng cự rất quyết liệt nhưng sức chống trả của cô gái mới lớn không thấm vào đâu so với những nắm đấm, những cái bạt tai của đám thanh niên bặm trợn. H. chính thức trở thành gái bám dâm khi mới 15 tuổi.
Lần đầu tiên xa nhà, H. đi gần nửa năm. Tết năm đó cô bơ vơ nơi đất khách quê người với những “đồng nghiệp” cùng cảnh ngộ. H. chỉ kịp biên một bức thư ngắn độ mươi dòng và gửi biếu bố 200.000 đồng ăn tết qua một người cùng xã làm cửu vạn ở chợ người.
Sau này, khi kiếm đủ tiền tàu xe và có đôi chút dư giả thi thoảng H. lại bắt xe khách về nhà thăm nhà. Bố cô chỉ mù mờ biết rằng con gái mình đi bán hàng thuê dưới Hà Nội. 
Lần nào về, H cũng không quên mua quà biếu những người hàng xóm khốn khổ quanh nhà, chỉ là những chiếc bánh mì hay gói kẹo gôm mua vội ngoài bến xe nhưng ai cũng quý cái tính thảo lảo của cô.
Cái nghề làm gái không phải cứ quyết tâm đoạn tuyệt là thoát ngay được với nó. Những người như H. còn phải sống với biết bao nhiêu mối ràng buộc với những má mì, với cánh bảo kê bặm trợn… Vì thế đừng vội xỉ vả những người đàn bà này khi thoáng nhìn thấy vẻ ngoài cười cợt của họ bởi vì rất nhiều người trong số đó sẽ lại phải sống với những rằn vặt, cắn xé trong tâm hồn khi phải ở một mình.
Những năm tháng trong nghề, H. đã đổi qua bao nhiêu quán karaoke. Cô nói chuyện khá có duyên và không kém phần thông minh nên lấy lòng được nhiều vị khách. 
Nhiều người sau này nhớ đến H. không đơn thuần là vì những ham muốn xác thịt. Người ta muốn gặp H. để nghe cô kể chuyện đời, chuyện người. Toàn những câu chuyện buồn nhưng cô biết chêm thêm những tiếng cười hóm hỉnh để người nghe không vì thế mà thấy “chán đời”.
Càng sống lâu với cái nghề này, H. càng coi nhẹ chuyện tiền bạc. Cô cũng hiểu được những mong muốn âm thầm lẩn khuất bên trong những người đàn ông tìm đến chốn làng chơi. 
Trong rất nhiều những vị khách mà cho đến lúc nhắm mắt H. chẳng thể nào quên đó là một người đàn ông quê gốc Hà Nội. Khi đến với H., người này làm nghề giao nước ngọt cho các đại lý. Người đàn ông đó đã phải trải qua nhiều chuyện buồn khi cô vợ bỏ anh đi theo một gã trai già lắm tiền nhiều của.
Mối quan hệ của H. với vị khách đặc biệt không dừng lại ở chuyện "bóc bánh trả tiền". Giữa họ có một mối thâm tình sâu nặng, không ai nói ra nhưng hai người luôn biết cách xoa dịu nỗi đau trong đời cho nhau những khi gặp mặt.
Khi án tử rơi xuống đầu
Sau những tháng ngày lăn lộn từ phòng hát này sang phòng hát khác từ nhà chứa này qua nhà chứa khác, cái án tử cao nhất của kiếp làm gái cuối cùng cũng rơi xuống đầu H.. Cô biết mình nhiễm HIV trong một lần nhập viện vì mắc bệnh sốt xuất huyết.
Ra viện cô vẫn còn cố bám trụ ở cái đất Hà thành thêm một năm nữa. Ban đầu H. bán trà đá ở bến xe khách. Rồi về sau không còn đủ sức khỏe để ở lại Hà Nội một mình, H. quyết định thu dọn đồ về quê.
Chuyện H. mắc căn bệnh thế kỷ sau rồi ai ai cũng biết. Bố cô xót xa nhiều lắm nhưng sức già còn biết là gì hơn việc chăm chút con và chờ đợi thời gian trôi đi. Dân làng nhiều người cũng ái ngại nhưng tất cả vẫn mỉm cười trìu mến khi gặp cô ngoài đường.
Đám thanh niên mới lớn trong làng rất thích thú khi nghe cô kể chuyện cuộc sống sầm uất dưới xuôi những lần ngồi “chém gió” ngoài quán nước đầu làng. Cái con vi rút quái ác không khiến người ta bỏ mặc cô bơ vơ giữa cuộc đời vốn đầy rẫy những điều tệ bạc này.
Thêm một chuyện mà ai ai cũng phải ngạc nhiên nữa là từ ngày H. lui hẳn về quê dăm bữa nửa tháng lại có một người đàn ông ăn vận chỉn chu nom tướng mạo cũng là người tử tế đánh xe ô tô con về thăm cô. Người lạ ấy chính là anh chàng đi giao nước ngọt năm xưa, nay đã làm ăn khấm khá và có cả một cơ nghiệp cho riêng mình. 
Ngày H. liệt giường liệt chiếu vì những ung nhọt trên người đã vỡ ra, cô vẫn không phải nằm cô đơn một mình. Bên cạnh H. là người đàn ông nghèo khó năm xưa.
Anh đến đây rất lặng lẽ và chăm chú dõi theo từng cử chỉ, lời nói của người đàn bà thoi thóp nằm trên giường. Có lẽ vì cái nghĩa mà H. đã dành cho mình mà người đàn ông đó mà không thấy sợ cái con vi rút thế kỷ kia sẽ nhảy chồm sang người. Đấy sự đời nhiều khi vốn kỳ lạ như thế đấy!

 theo TTVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét